Dầu nhớt tổng hợp, dầu tổng hợp HC, dầu bán tổng hợp, dầu khoáng: LOẠI NÀO TỐT?

cac-loai-dau-nhot-dong-co

Bạn có bao giờ cảm thấy “quá tải” vì dầu nhớt ô tô được phân thành nhiều nhóm không? Ví dụ như dầu khoáng, dầu tổng hợp, dầu bán tổng hợp, dầu tổng hợp toàn phần, dầu tổng hợp HC, dầu Longlife,…  

Câu hỏi được đặt ra là: Chất lượng dầu nhớt có được phân định rõ ràng qua các tên gọi trên không? Cơ bản thì có bao nhiêu loại dầu? Có quy chuẩn thống nhất nào để phân loại dầu nhớt không hay là tên gọi được đặt bởi nhà sản xuất?

German Adler sẽ thông tin đến bạn trong bài viết sau. 

1. Có bao nhiêu loại dầu động cơ?

Hiện tại không có bất kỳ một quy chuẩn nào về phân loại dầu nhớt. Đó là lý do bạn thấy có rất nhiều loại dầu nhớt trên thị trường. 

Ví dụ ở Mỹ, người ta có thể gọi chung dầu PAO và dầu HC là dầu tổng hợp toàn phần (full synthetic). Còn ở Đức, người ta lại gọi dầu PAO là dầu tổng hợp. Một số nhà sản xuất khác lại đặt ra các tên khác như: “100% dầu tổng hợp” (100% synthetic), “dầu bán tổng hợp” (synthetic mix),…

Tuy nhiên về cơ bản, có 3 loại dầu động cơ, đó là: dầu khoáng (mineral oil), dầu bán tổng hợp (semi-synthetic/synthetic blend) và dầu tổng hợp (synthetic).

2. So sánh dầu khoáng, dầu tổng hợp, dầu bán tổng hợp

Dầu gốc khoáng có ưu điểm là rẻ, tuy nhiên có khuyết điểm là không đáp ứng được yêu cầu của các dòng xe hiện đại hiệu suất cao. Các loại động cơ đời mới yêu cầu chất lượng dầu cao cấp hơn các dòng động cơ đời cũ, chỉ có dầu tổng hợp mới đáp ứng được. Giá thành của dầu tổng hợp vì thế cũng đắt hơn dầu khoáng.

Sự pha trộn của dầu khoáng và dầu tổng hợp tạo ra dầu bán tổng hợp. Dầu bán tổng hợp = quân bình ưu & nhược điểm của dầu khoáng và dầu tổng hợp:

  • Dầu bán tổng hợp so với dầu khoáng: bôi trơn tốt hơn, đắt hơn
  • Dầu bán tổng hợp so với dầu tổng hợp: bôi trơn kém hơn, rẻ hơn

Mức chênh lệch về chất lượng của 3 loại dầu cơ bản trên khá rõ ràng, theo thứ tự tăng dần như sau: Dầu khoáng < Dầu bán tổng hợp < Dầu tổng hợp. 

Tuy nhiên, trong nhánh dầu nhớt tổng hợp, chúng được phân loại bằng nhiều tên gọi khác nhau như: dầu tổng hợp, dầu tổng hợp HC, dầu tổng hợp toàn phần… Phải thừa nhận rằng điều này gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc xác định loại dầu tổng hợp nào tốt hơn.

2. Dầu HC, dầu tổng hợp, dầu tổng hợp toàn phần về bản chất có giống nhau không? 

Câu trả lời là không. Có 2 cách để thu được dầu tổng hợp, phương pháp gần đây hơn là Hydro-cracking. Cách này cho ra loại dầu tổng hợp được gọi là dầu HC. Phương pháp cũ hơn cho ra dầu PAO, có mặt trên thị trường vào những năm 1970. 

  • Dầu PAO rất nguyên chất, hiệu quả nên cũng rất đắt.
  • Dầu HC hiện đại hơn, giúp các loại động cơ hiện đại đạt hiệu suất cao nhất. 

Về tên gọi:

  • Dầu tổng hợp/dầu tổng hợp toàn phần có thể là dầu HC, hoặc PAO; tuy nhiên nhà sản xuất không đề cập chi tiết.
  • Dầu HC làm từ phương pháp HC.

Sở dĩ có tên gọi khác nhau là do cách đặt tên của từng nhà sản xuất, tùy thuộc vào tính năng/đặc điểm vượt trội nào đó của sản phẩm mà hãng muốn nhấn mạnh/gây ấn tượng với người tiêu dùng. Không có hãng sản xuất nào tiết lộ % dầu gốc + phụ gia + công nghệ tổng hợp được sử dụng cả. Đó là bí quyết sản xuất riêng của họ, người tiêu dùng hoàn toàn không thể biết mức độ “cô đặc” của thành phần “tổng hợp” giữa các cái tên “dầu tổng hợp”, “dầu tổng hợp toàn phần”, “dầu tổng hợp HC”. 

Về chất lượng: Không có quá nhiều khác biệt. Dầu nhớt được tạo nên từ 2 thành phần: Dầu gốc (PAO/HC) và phụ gia. Phụ gia đóng vai trò ngày càng quan trọng và ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của động cơ. Với một số loại dầu nhớt hiện đại, dầu gốc chỉ là chất lỏng vận chuyển cho phụ gia. Hiện nay giới chuyên gia và người dùng đã không còn đặt nghi vấn về chênh lệch chất lượng của của dầu tổng hợp PAO hay HC.

Đặc biệt, nhiều năm gần đây các loại dầu tổng hợp thường được phát triển dựa trên dầu gốc HC. Nhiều thông số kỹ thuật của dầu chỉ có thể đáp ứng được với dầu HC.

3. Phân loại dầu nhớt có thật sự quan trọng không?

Việc so sánh chất lượng của các loại dầu, đặc biệt giữa các loại dầu tổng hợp với nhau có thể quan trọng trong một số trường hợp. Nhưng với chủ xe và chủ gara, việc dầu này tốt hơn dầu kia hay không không quá quan trọng.

Điều cần biết là loại dầu đó có đáp ứng tiêu chuẩn mà nhà sản xuất xe đặt ra cho dòng xe đó không. Thông tin loại dầu cần đổ có trong Hướng dẫn sử dụng xe Owner’s Manual. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *