Top 5 Tiêu Chuẩn Đánh Giá Dầu Nhớt Chất Lượng

dau-nhot-chat-luong

Thị trường hiện có rất nhiều thương hiệu dầu nhớt khác nhau, đủ loại thượng vàng hạ cám. Vậy phải dựa vào đâu để bạn biết mình đang sử dụng dầu nhớt của nhà sản xuất uy tín và chất lượng?

Bạn có thể tìm thấy câu trả lời ngay trên vỏ bao bì của chai dầu.

Trong bài này German Adler Việt Nam sẽ chỉ bạn cách đọc thông số của 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dầu nhớt quốc tế đáng tin cậy hiện nay, bao gồm: SAE, API, ACEA, ILSAC, JASO. Cùng một típ vô cùng hữu ích để phân biệt dòng dầu cao cấp so với các loại còn lại.

Khi nắm được các tiêu chuẩn này, bạn cơ bản sẽ biết hãng dầu đang dùng/sẽ dùng có đủ chất cho xế cưng hay không và không còn bị các nhà bán/gara “qua mặt”.

1. Tiêu chuẩn SAE

SAE là tên viết tắt của Hiệp hội kỹ sư ô tô (Society of Automobile Engineer). Tổ chức này sử dụng cấp độ nhớt (độ đặc loãng) để đánh giá và phân loại dầu bôi trơn. Theo đó, dầu nhớt được phân thành 2 loại lớn là dầu đơn cấpdầu đa cấp

  • Dầu đơn cấp có độ nhớt chỉ thỏa mãn được một mức nhiệt độ nhất định. Vd: SAE 40; SAE 50,… Chữ số đứng sau SAE thể hiện độ đặc của dầu nhớt. Số càng lớn nghĩa là nhớt càng đặc, chảy càng khó. 
  • Dầu đa cấp có độ nhớt thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau. Khi nhiệt độ thay đổi thì độ nhớt của dầu cũng thay đổi (khi nhiệt độ tăng thì dầu bị loãng ra). Vd: 0W30, 5W30, 5W40,… Chữ số đứng trước W, lấy số đó trừ đi 30 ta được nhiệt độ âm lạnh nhất mà động cơ có thể khởi động (Vd 5W30 có nhiệt độ âm lạnh nhất là: 5 – 30 = -25°C). Chữ số đứng sau W thể hiện độ nhớt tại nhiệt độ động cơ làm việc. Số càng lớn nghĩa là nhớt càng đặc và chảy càng chậm.
chi-so-SAE-la-gi
Tiêu chuẩn SAE đánh giá mức độ đặc-loãng của dầu nhớt.

Bạn nên lựa chọn loại dầu có độ nhớt theo tiêu chuẩn kỹ thuật đề xuất của hãng xe, được ghi rõ trong sách hướng dẫn sử dụng xe (Owner’s Mannual).

2. Tiêu chuẩn API

Đây là tiêu chuẩn của Viện Nghiên Cứu Dầu Mỏ Mỹ (American Petroleum Institute) đưa ra để đánh giá về phẩm cấp dầu bôi trơn động cơ.

API

Động cơ xăng Động cơ diesel
SA, SB, SC, SD, SE…….., SI, SJ, SL, SM, SN, SP  CA, CB, CC, CD, CE…, CF, CG-4, CH, CI, CJ, CK

Dầu nhớt sử dụng cho động cơ xăng được ký hiệu bằng chữ S đứng trước. Chữ cái sau chữ S càng xa chữ A trên bảng Alphabet thì cấp độ nhớt càng cao, sử dụng càng có lợi cho động cơ. Các phẩm cấp phổ thông cho các loại xe chạy máy xăng hiện nay là SL, SM, SN, SP.

Dầu nhớt sử dụng cho động cơ diesel được ký hiệu bằng chữ C đứng trước. Chữ cái sau chữ C càng xa chữ A và có số càng lớn thì cấp độ nhớt càng cao. Các phẩm cấp phổ thông cho các loại xe chạy máy diesel hiện nay là CF-4, CG-4, CH-4, CI-4, CJ-4, CK-4. 

Nếu trên thông số nhớt có cả Sx/Cy thì có nghĩa loại dầu đó sử dụng được cho cả động cơ máy xăng và động cơ máy diesel. Còn nếu chỉ có một trong 2 thông số thì Sx (chỉ sử dụng cho động cơ máy xăng) hoặc Cy (chỉ sử dụng cho máy diesel). 

3. Tiêu chuẩn ACEA

Tiêu chuẩn ACEA được quy định bởi Hiệp hội các Nhà sản xuất xe Ô tô Châu Âu (European Automobile Manufacturers’ Association) nhằm phân cấp chất lượng của dầu nhớt ứng với từng loại động cơ riêng biệt.

ACEA

Động cơ xăng Động cơ diesel  Động cơ xăng và diesel có bộ xử lý khí thải  Động cơ vận tải, máy công nghiệp
A1, A2, A3, A4, A5 B1, B2, B3, B4, B5 C1, C2, C3, C4, C5 E2, E3, E4, E5, E6,  E7, E9 

Dầu nhớt dùng cho động cơ xăng hiện nay thường sử dụng cấp độ A3, A5. Động cơ  diesel thường sử dụng B3, B4, B5. Động cơ xăng và diesel có bộ xử lý khí thải sử dụng loại C3, C4. Động cơ vận tải và máy công nghiệp thường dùng cấp độ từ E5 tới E9. Các cấp độ còn lại cơ  bản đã cũ và không còn phù hợp với các loại động cơ đời mới. 

4. Tiêu chuẩn ILSAC

Ủy ban Phê duyệt Tiêu chuẩn Dầu nhờn Quốc tế ILSAC (International Lubricants Standardization and Approval Committee) được thành lập năm 1992 giữa AAM (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Mỹ mà đại diện là tập đoàn Daimler Chrysler, tập đoàn Ford Motor, tập đoàn General Motors) và JAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản) để xác định nhu cầu, các thông số, cấp phép và quản lý các thông số kỹ thuật của dầu bôi trơn. 

Nội dung tiêu chuẩn ILSAC bao gồm các bài thử nghiệm để đánh giá độ sạch của động cơ, độ chống mài mòn, bảo vệ môi trường (khí thải) và tiết kiệm nhiên liệu (năng lượng). 

Ký hiệu tiêu chuẩn dầu của ILSAC là GF-x (trong đó x- là số thể hiện phẩm cấp chất lượng dầu có thứ tự từ 1, 2, 3…). Phẩm cấp cao nhất hiện nay của dầu bôi trơn theo tiêu chuẩn ILSAC là GF-6.

5. Tiêu chuẩn JASO

Jaso là tiêu chuẩn dầu nhớt dành cho xe gắn máy được quy định bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Ô tô Xe máy Nhật Bản (Japanese Automotive Standards Organization). Cấp nhớt JASO thường được ký hiệu là MA, MA2, MB.

  • MA, MA2: là nhớt có hệ số ma sát cao, được thiết kế dùng riêng cho động cơ sử dụng bộ ly hợp ướt như các loại xe số, xe côn tay.
  • MB: là nhớt có hệ số ma sát thấp, đáp ứng yêu cầu làm việc của động cơ có bộ ly hợp khô như xe ga.

Nhận biết dầu nhớt chất lượng cao cấp

Đối với dòng dầu nhớt phổ thông, thường chúng ta sẽ cần chú trọng vào các tiêu chuẩn chung SAE, ACEA, ILSAC, JASO. Tuy nhiên ở phân khúc trung và cao cấp, các tiêu chuẩn chung này khó mà phản ánh đầy đủ chất lượng của dầu nhớt. Do vậy, cần phải quan tâm đến tiêu chuẩn riêng mà các hãng xe tự đặt ra, nhằm mục đích so sánh chính xác hơn về chất lượng cũng như mức độ phù hợp đối với xe. 

Đặc biệt đối với các dòng xe sang như Mercedes-Benz hay BMW vốn nổi tiếng khó tính và cần mức độ chăm sóc cao, nếu sử dụng nhớt không phù hợp sẽ làm giảm hiệu suất và độ bền của động cơ. Thông thường, khi đáp ứng tốt tiêu chuẩn của các hãng xe sang, thì sản phẩm cũng sẽ hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của các hãng xe phổ thông.

dau-nhot-german-adler
Tiêu chuẩn của các hãng xe BMW, MB được ghi trên vỏ chai dầu.

Hiện tại, không có nhiều hãng dầu có đầy đủ các tiêu chuẩn đánh giá dầu nhớt chất lượng trên. German Adler, Unil Opal,  Castrol, Shell, Motul,…. là một số ít thương hiệu dầu nhớt đáp ứng các tiêu chuẩn trên ở các thông số cao nhất hiện hành.

Tuy nhiên, nếu hãng nào có ít tiêu chuẩn đánh giá trên bao bì, thì đó là vấn đề của họ. Về phía người dùng, nếu hãng nào càng đáp ứng nhiều tiêu chuẩn, chúng ta càng dễ đánh giá chất lượng của dầu và tin tưởng vào nhà sản xuất. Hãng nào không có, xem như họ ” chịu thiệt” trong cuộc chơi này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *