Dầu động cơ được chia làm 3 loại chính: dầu gốc khoáng, dầu tổng hợp và dầu bán tổng hợp. Mỗi loại dầu lại có ưu và nhược điểm riêng. Chủ xe cần dựa vào loại động cơ, nhu cầu vận hành của xe,… để tận dụng ưu điểm của từng loại dầu.
German Adler sẽ giúp bạn so sánh 3 loại dầu này trong bài viết sau.
1. Dầu gốc khoáng (Mineral oil)
Là sản phẩm thu được từ quá trình chưng cất dầu mỏ, lọc bỏ cặn dư và tạp chất. Dầu gốc khoáng có thành phần chủ yếu là dầu khoáng, chiếm từ 85% đến 100% khối lượng dầu nhớt thành phẩm. Loại dầu này không màu, trong suốt, gồm các phân tử hydrocarbon có hình dạng, kích thước và tính chất lý hóa không đồng nhất nên tính năng bôi trơn không ổn định, đặc biệt khi nhiệt độ môi trường quá thấp hoặc quá cao.
Ưu điểm lớn nhất của dầu gốc khoáng là giá thành rẻ, dao động từ 80.000 – 100.000 đồng/lít. Dầu khoáng phù hợp cho động cơ xe tải lớn, số km chạy chưa nhiều, cần đổ nhiều dầu.
2. Dầu tổng hợp (Fully synthetic/ Synthetic oil)
Là loại dầu cao cấp được sản xuất trong các nhà máy hóa chất để cho ra dầu gốc có thành phần là các phân tử HC đồng nhất. Các HC đồng nhất này có tính chất hóa lý ổn định nên có tính năng bôi trơn cao, chuyên biệt, thời gian sử dụng dài và ít hao hụt.
Tuy nhiên dầu nhớt tổng hợp cũng có những điểm bất lợi như ít tương thích với các vật liệu làm kín (gioăng, phớt) và giá thành cao, gấp 3 lần dầu thông thường – dao động từ 180.000 – 500.000 đồng/lít.
Loại dầu này đáp ứng yêu cầu của các động cơ đời mới hiện đại, hoặc xe chạy trong điều kiện vận hành khắc nghiệt và cần một loại dầu bôi trơn chất lượng cao nhằm giảm mài mòn các chi tiết máy.
3. Dầu bán tổng hợp (Semi-synthetic oil)
Là loại dầu được pha trộn giữa dầu khoáng + dầu tổng hợp (dầu tổng hợp tối thiểu 10%).
Dầu bán tổng hợp được sử dụng phổ biến bởi khắc phục được các nhược điểm của dầu tổng hợp và dầu khoáng: Dầu có độ bền, bôi trơn > dầu khoáng; giá thành < dầu tổng hợp, với giá dao động từ 100.000 – 180.000 đồng/lít. Dầu bán tổng hợp được sử dụng nhiều trên các dòng xe bán tải và SUV.
???? Vì sao dầu tổng hợp hoạt động tốt hơn dầu gốc khoáng?
Mấu chốt của vấn đề nằm ở cấu trúc phân tử của dầu tổng hợp và dầu gốc khoáng.
Qua quá trình hóa học được kiểm soát cẩn thận và được điều chỉnh để đáp ứng nhiều yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ, người ta thu được dầu tổng hợp với các phân tử có kích thước đồng nhất, cho phép:
- Giảm mài mòn các chi tiết bên trong động cơ tốt hơn;
- Làm sạch động cơ, giảm hình thành cặn và bùn hiệu quả hơn;
- Duy trì khả năng bôi trơn ngay cả khi nhiệt độ lên cao hoặc xuống thấp;
- Cấu trúc phân tử khó bị phá vỡ, đảm bảo tính năng bôi trơn khi gặp điều kiện vận hành khắc nghiệt.
Trong khi đó, dầu khoáng chứa dầu gốc được tinh chế đơn giản hơn, cho ra nhiều phân tử có hình dạng và kích thước khác nhau, vì thế:
- Ít ổn định về mặt hóa học;
- Dễ bị oxy hóa và axit hóa;
- Dễ bị phá vỡ cấu trúc và mất các đặc tính bảo vệ.
→ Loại dầu tốt nhất không bằng loại dầu PHÙ HỢP. Chủ xe cần lựa chọn dầu nhớt đáp ứng đủ yêu cầu của động cơ, nhu cầu vận hành và điều kiện tài chính trong thời gian dài.
???? Tham khảo các sản phẩm dầu nhớt của German Adler ngay TẠI ĐÂY