Thị trường dầu nhớt nhộn nhịp mở ra nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng, mặt khác cũng khiến việc chọn lựa thương hiệu để gắn bó trở nên khó khăn hơn.
Dù vậy, nguyên tắc chọn dầu vẫn là dựa trên chỉ dẫn của nhà sản xuất xe. Trong khi các hãng xe Nhật, Hàn… thường áp dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dầu nhớt quốc tế như: SAE, API, ILSAC, ACEA thì các thương hiệu châu Âu, đặc biệt là các hãng xe sang thường đặt ra các thông số dầu riêng, nhằm đảm bảo dầu đáp ứng tối ưu cho từng dòng xe.
Bạn có thể tra cứu các yêu cầu về dầu nhớt cho xe (các chỉ số SAE, API, ILSAC, ACEA) trong “Tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng” (Owner’s Manual). Trường hợp xe cũ đã qua sử dụng và bị mất tài liệu, bạn xem trên nắp động cơ, tại nơi châm dầu nhớt sẽ ghi cấp độ nhớt SAE/cấp tính năng API mà nhà sản xuất khuyến cáo.
1. Chọn cấp độ nhớt SAE phù hợp với động cơ
Cấp độ nhớt SAE (viết tắt của Society of Automotive Engineers – Hiệp hội kỹ sư tự động hóa) biểu thị cho độ đặc – loãng của dầu nhớt. Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp thường ký hiệu là SAE 10W-30, 15W-40 và 20W-50, SAE 0W-40, v.v…
Chữ số đứng trước W, lấy số đó trừ đi 30 ta được nhiệt độ âm lạnh nhất mà động cơ có thể khởi động (ví dụ 5W30 có nhiệt độ âm lạnh nhất là: 5 – 30 = -25°C). Chữ số đứng sau W thể hiện độ nhớt tại nhiệt độ động cơ làm việc. Số càng lớn nghĩa là nhớt càng đặc và chảy càng chậm.
2. Chọn cấp chất lượng API phù hợp với động cơ
API là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dầu nhớt của viện dầu mỏ Hoa Kỳ (viết tắt của American Petroleum Institute). Đây là cấp hiệu năng quan trọng để phân biệt dầu nhớt cho động cơ xăng và động cơ diesel.
Cấp chất lượng của nhớt động cơ xăng được ký hiệu là API SA, SB, SC, … đến cấp mới nhất hiện nay là API SN Plus. Trong đó chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái, chữ cái càng đứng sau thì biểu thị cho phẩm cấp càng cao. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM; SM cao hơn SL. Tương tự, nhớt động cơ diesel được phân thành các cấp API từ CA cho đến CD (API CA, API CB, API CC, API CD). Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM; SM cao hơn SL.
3. Tiêu chuẩn ACEA phù hợp với động cơ
ACEA là tiêu chuẩn do Hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô châu Âu (European Automobile Manufacturer’s Association) nhằm phân cấp chất lượng của dầu nhớt ứng với từng loại động cơ riêng biệt.
ACEA |
|||
Động cơ xăng | Động cơ diesel | Động cơ xăng và diesel có bộ xử lý khí thải | Động cơ vận tải, máy công nghiệp |
A1, A2, A3, A5 | B1, B2, B3, B4, B5 | C1, C2, C3, C4 | E2, E3, E4, E5, E6, E7, E9 |
Hiện nay, dầu nhớt dùng cho động cơ xăng thường sử dụng cấp A3, A5, động cơ diesel cấp B3, B4, B5; động cơ xăng và diesel có bộ xử lý khí thải sử dụng loại C3, C4; động cơ vận tải và máy công nghiệp thường dùng cấp độ từ E5 đến E9. Các cấp còn lại cơ bản đã cũ và không còn phù hợp với các loại động cơ đời mới.
4. Tiêu chuẩn ILSAC phù hợp
Ủy ban Phê duyệt Tiêu chuẩn Dầu nhờn Quốc tế ILSAC (International Lubricants Standardization and Approval Committee) đưa ra các bài thử nghiệm để đánh giá độ sạch của động cơ, độ chống mài mòn, bảo vệ môi trường (khí thải) và tiết kiệm nhiên liệu (năng lượng).
Ký hiệu tiêu chuẩn dầu của ILSAC là GF-x, trong đó x thể hiện phẩm cấp chất lượng dầu có thứ tự từ 1, 2, 3… Phẩm cấp cao nhất hiện nay của dầu nhớt theo tiêu chuẩn ILSAC là GF-6.
Lưu ý khi chọn dầu
Ngoài các thông số SAE, SPI, ACEA, ILSAC,… bạn cũng cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Dầu nhớt sử dụng cho động cơ xăng hay động cơ dầu: Trên thị trường hiện có dầu nhớt dùng riêng cho động cơ xăng, dùng riêng cho động cơ dầu và dầu nhớt dùng được cho cả 2 loại động cơ. Bạn nên để ý để chọn dầu tối ưu cho động cơ, tránh trường hợp mua dầu dùng cho động cơ xăng và ngược lại.
- Dầu nhớt tổng hợp, bán tổng hợp hay dầu khoáng:
– Dầu khoáng: Là loại có giá thành rẻ nhất nên được sử dụng với số lượng lớn tại các đại lý. Loại dầu này đều đạt tiêu chuẩn API và SAE nhưng cung cấp các gói phụ gia ít hơn. Đây là lựa chọn hợp lý cho các chủ xe cần thay dầu thường xuyên/xe chạy đường dài/số km đã di chuyển không nhiều…
– Dầu tổng hợp: Dành cho động cơ công nghệ cao, loại dầu này đã vượt qua những thử nghiệm nghiêm ngặt để đạt được hiệu suất cao và lâu dài, từ kiểm tra chỉ số nhớt đến khả năng bảo vệ chống lại kết tủa trong động cơ. Dầu vẫn lưu thông tốt ở nhiệt độ thấp và duy trì bôi trơn tốt ở nhiệt độ cao. Cũng nhờ ưu điểm vượt trội mà dầu tổng hợp có mức giá đắt gần gấp ba dầu khoáng thông thường.
– Dầu bán tổng hợp: Là sự kết hợp giữa dầu thông thường cao cấp và dầu tổng hợp, loại dầu này bảo vệ tốt hơn khi động cơ phải tải nặng và nhiệt độ động cơ quá cao. Đây là lựa chọn thích hợp cho xe bán tải và SUV.
Ngoài ra, bạn cũng nên dựa trên tình hình thực tế của xe như: tuổi đời của xe, lịch sử hoạt động của xe và nhu cầu sử dụng xe hiện tại để chọn loại dầu đáp ứng đủ nhu cầu của xe. Chẳng hạn, xe đã sử dụng 10 năm, thường xuyên tải nặng; bạn nên chọn dầu có chất lượng cao như dầu tổng hợp và phẩm cấp API cao hơn so với khuyến nghị của hãng xe.
5. Chọn đúng thông số của hãng xe
Xem xét các tiêu chuẩn đánh giá dầu nhớt quốc tế có phần chung chung và quá rộng, một số nhà sản xuất xe đã đặt ra các thông số riêng cho mình. Điều này nhằm giải quyết 2 vấn đề chính. Một mặt, các chi tiết động cơ ngày càng được cải tiến, hiện đại và tinh vi hơn; yêu cầu các đặc tính ở dầu nhớt mà các tiêu chuẩn đánh giá phổ thông không có. Mặt khác, chính phủ các nước ngày càng khắt khe về chỉ số phát tán khí thải ra ngoài môi trường, buộc các nhà sản xuất vừa cải thiện động cơ, vừa nâng cao yêu cầu về dầu, “giúp” động cơ hạn chế tiêu hao nhiên liệu và xả khí thải độc hại ra môi trường.
Chẳng hạn, Land Rover có các thông số như: STJLR.03.5004, STJLR.03.5005, STJLR.03.5006, STJLR.03.5007,… Porsche có Porsche A40, Porsche C20, Porsche C30,… BMW có LL-98, LL-01, LL-04, FE12+,…
Bạn cần bám sát tài liệu hướng dẫn sử dụng xe (Owner’s Manual) để biết chính xác yêu cầu dành cho dầu động cơ. Bên cạnh các chỉ số chung như API, SAE thì thông số kỹ thuật cũng được ghi rõ ở sách hướng dẫn, tại mục dầu động cơ hoặc chất lỏng vận hành.
Các thông số kỹ thuật của hãng đã qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt sao cho tối ưu hóa công suất của động cơ. Vì vậy, chủ xe cần chọn lọc kỹ lưỡng các thương hiệu dầu để chọn dầu đúng thông số mà hãng đưa ra.
Trên đây là các yếu tố cơ bản để chọn dầu cho xe. Trong quá trình chọn dầu cho xe, nếu gặp bất kỳ khúc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
German Adler Việt Nam
???? Trụ sở: Số 9 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
???? SĐT: 08.1555.1999