Dầu gốc (base oil) là thành phần chính tạo nên dầu nhớt, chiếm đến 90% thành phẩm, 10% còn lại là phụ gia. Vì thế, chất lượng của dầu nhớt phụ thuộc rất lớn vào phẩm cấp của dầu gốc.
Dựa trên độ bão hòa, hàm lượng lưu huỳnh và chỉ số độ nhớt, Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) chia dầu gốc thành 5 nhóm. Trong đó, dầu gốc nhóm I, II và III có nguồn gốc từ dầu thô (dầu khoáng); nhóm IV là dầu tổng hợp hoàn toàn và nhóm V dành cho tất cả các loại dầu gốc không thuộc một trong các nhóm trên.
1. Nhóm I
Dầu gốc được tinh chế đơn giản bằng dung môi nên có giá thành rẻ nhất trên thị trường. Quá trình tinh chế bằng dung môi sẽ loại bỏ các cấu trúc hóa học yếu hoặc các tác nhân xấu (cấu trúc vòng, cấu trúc liên kết đôi) ra khỏi dầu thô.
Dầu gốc nhóm I có hàm lượng lưu huỳnh > 0.03% (300 ppm), thành phần parrafinic, napthenic (cấu trúc mạch hở hoặc có vòng no) < 90%, chỉ số độ nhớt từ 80 -120 và dải nhiệt độ hoạt động từ 0℃ đến 65.56℃ (150°F).
Dầu gốc nhóm I thường có màu từ hổ phách đến vàng nâu do lưu huỳnh, nitơ cấu trúc vòng còn lại trong dầu. Sau tinh chế, dầu gốc vẫn còn các phân tử hydrocacbon không đồng đều nên thường được sử dụng cho dầu công nghiệp.
2. Nhóm II
Dầu gốc nhóm II được sản xuất bằng cách kết hợp xử lý dung môi với công nghệ xử lý hydro (hydrocracking). Với cách làm này, khí hydro được dùng để loại bỏ những thành phần xấu từ dầu thô. So với dầu gốc nhóm I thì dầu gốc nhóm II có ít cấu trúc vòng, lưu huỳnh và nitơ hơn.
Dầu gốc nhóm II được tạo ra qua quá trình hydro hóa (hydrocracking) phức tạp hơn tinh chế dung môi truyền thống ở nhóm I. Hydrocracking phá vỡ các phân tử hydrocacbon lớn thành các phân tử nhỏ hơn và bão hòa.
Dầu gốc nhóm II có chứa hàm lượng lưu huỳnh < 0.03%, độ bão hòa > 90%, chỉ số độ nhớt từ 80-120.
Loại dầu này có đặc tính chống oxy hóa tốt hơn, màu sắc trong suốt hơn dầu gốc nhóm I. Dầu gốc nhóm II hiện được dùng khá phổ biến trên thị trường do giá thành chênh lệch không nhiều so với dầu nhóm I.
3. Nhóm III
Dầu gốc nhóm III được sản xuất hoàn toàn bằng Hydrocracking, Hydroisomerization, và Hydrotreating, giúp thành phẩm có độ tinh khiết cao hơn. Dầu có chỉ số độ nhớt > 120, hàm lượng lưu huỳnh < 0.03%, độ bão hòa > 90%. Mặc dù có nguồn gốc từ dầu thô nhưng trong một số trường hợp, dầu gốc nhóm III được mô tả là hydrocacbon tổng hợp do quy trình hydro khắc nghiệt hơn đã tạo ra các cấu trúc hydrocacbon mới.
Dầu gốc nhóm III trong suốt, không màu, có khả năng chống oxy hóa cao hơn nhóm I và nhóm III, giá thành vì thế cũng cao hơn.
4. Nhóm IV
Dầu gốc nhóm IV là dầu gốc tổng hợp toàn phần PAO (Poly Alpha Olefin). Chúng được tạo ra từ quá trình tổng hợp các hóa chất tinh khiết trong nhà máy hóa chất (khác với các nhóm I, II, III được sản xuất bằng cách tinh chế dầu thô).
Dầu PAO là loại hydrocacbon tổng hợp (SHC) có chỉ số độ nhớt rất cao (125 – 200), không có lưu huỳnh hay aromatic trong thành phần. Gốc PAO cũng hoạt động tốt trong dải nhiệt độ rộng, từ – 60°C cho đến 160°C (320°F) nếu hoạt động liên tục và 270°C (520°F) nếu hoạt động không liên tục.
Dầu gốc nhóm IV có giá cao hơn nhiều so với nhóm I, II, III và thường được sử dụng ở các vùng có khí hậu rất lạnh như Bắc Âu hoặc rất nóng như Trung Đông.
5. Nhóm V
Dầu gốc nhóm V là tất cả các loại dầu khác không nằm trong 4 nhóm đầu. Thông thường các gốc dầu theo công nghệ mới đều được xếp vào nhóm này, bao gồm: dầu gốc naphthenic, polyalkylene glycol (PAG), este photphat, phosphate ester,…
Những loại dầu gốc thuộc nhóm V thường không được dùng làm dầu gốc mà đóng vai trò như “phụ gia”. Chúng được trộn chung với dầu gốc của nhóm khác để tăng cường tính năng cho dầu nhớt thành phẩm như: tăng độ bền nhiệt, tăng số giờ sử dụng,…
Sở hữu bề dày kinh nghiệm trong việc sản xuất dầu nhớt, German Adler không chỉ cung cấp ĐA DẠNG các loại dầu bôi trơn, từ dầu động cơ, dầu bánh răng, dầu thủy lực cho đến dầu nông-công nghiệp; mà còn mang đến chất lượng CAO CẤP nhờ chọn lọc dầu gốc chủ yếu thuộc nhóm III, IV, V.
Xem thêm các sản phẩm của German Adler TẠI ĐÂY